Công dụng của rượu ngâm ba kích điều trị và bồi bổ sức khỏe con người tăng cường khả năng sinh lý của nam giới…Uống rượu ba kích bao lâu thì có tác dụng Cùng Caonguyendafood.com tìm hiểu dưới bài viết này nhé
Cây ba kích là gì?
Ba kích (có tên khoa học là Morinda officinalis) còn có tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, chẩu phóng xì… Ba kích là loại cây thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.
Cây ba kích thường phân bố ở ven rừng các vùng trung du và đồi núi thấp phía bắc, nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội…
Ba kích có hai loại với những đặc điểm khác nhau:
- Ba kích trắng: loại này chiếm khoảng 80-90% trong tự nhiên. Đặc điểm nhận dạng là vỏ vàng nhạt, phần thịt màu trắng và khi ngâm rượu thuốc sẽ có màu tím nhạt.
- Ba kích tím: loại này hiếm hơn, chỉ chiếm từ 10-20% trong tự nhiên. Vỏ màu vàng sậm, phần thịt bên trong màu tím sẫm nên khi ngâm rượu sẽ cho ra màu tím đậm.
Có thể bạn quan tâm: Rượu táo mèo đặc sản Tây bắc có tác dụng gì? Cách ngâm như thế nào?
Công dụng của rượu ba kích
1.Công dụng của rượu ba kích: Tăng cường sinh lý cho đấng mày râu
Trong rượu ba kích có chứa sắt, kẽm và hoạt chất anthraglycosid hỗ trợ tăng cường sinh lý cho đàn ông. Cụ thể, những chất này giúp thay đổi tinh dịch và gia tăng lượng tinh trùng và bảo vệ ADN của tinh trùng trước các tác động có hại.
Không chỉ có vậy, rượu ba kích còn là bài thuốc có công dụng bồi bổ cho những trường hợp bị suy nhược thể lực hay rối loạn cương dương. Tuy nhiên đối với nam giới ít tinh dịch hoặc khi xuất tinh không có tinh trùng thì sử dụng rượu ba kích cũng chưa ghi nhận là có hiệu quả.
2. Củng cố hệ miễn dịch của cơ thể:
Nhờ hàm lượng khoáng chất và vitamin cao mà rượu ba kích giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột đã cho thấy ba kích làm tăng độ dẻo dai, sức mạnh và đề kháng đối với độc chất. Ngoài ra, trong ba kích còn chứa vitamin B1 giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể khi tham gia các hoạt động hàng ngày.
3. Chức năng giảm sưng, kháng viêm:
Bên cạnh khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch mà rượu ba kích còn có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình tăng sinh mô liên kết nhờ vitamin C chứa nhiều trong ba kích. Điều này tạo điều kiện để vết thương chóng lành hơn.
4. Gia tăng tính dẻo dai và có tác động tích cực tới hoạt động của hệ nội tiết:
Một số nghiên cứu ghi nhận trên chuột nhắt cho thấy rằng vị thuốc làm tăng sức dẻo dai cũng như thúc đẩy quá trình sản sinh androgen-một hormone điều chỉnh sự phát triển và duy trì đặc tính nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người về vấn đề này vẫn còn hạn chế, cần được mở rộng thêm.
5. Kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp:
Hiện nay có không ít người mắc phải bệnh tăng huyết áp và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Theo thí nghiệm trên loài chuột thì nước sắc ba kích giúp ổn định huyết áp của chúng.
6.Công dụng của rượu ba kích :giúp làm chậm quá trình loãng xương, tăng cường gân cốt
Hợp chất anthraquinone và choline có trong rượu ba kích giúp hỗ trợ cơ xương khớp, hạn chế tình trạng loãng xương, đau khớp cũng như tê bì chân tay một cách hiệu quả.
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích tinh thần sảng khoái hơn:
Nếu dùng rượu ba kích với một liều lượng hợp lý thì sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tăng cảm giác ngon miệng hơn bởi rượu giúp cung cấp một lượng chất vi sinh dồi dào nhờ quá trình lên men khi ngâm rượu. Không chỉ có vậy, con người cũng sẽ trở nên hưng phấn, kích thích hơn khi có sự tác động của men rượu.
Có thể bạn quan tâm: Rượu ngâm thảo dược là gì? Các loại thảo dược ngâm rượu tốt nhất
Uống rượu ba kích bao lâu thì có tác dụng?
- Ba kích đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng là có thể dùng được.
- Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì các dưỡng chất trong củ ba kích sẽ được chiết xuất càng nhiều, chất lượng rượu cũng bổ và ngon hơn.
- Cho nên để có được thành phẩm rượu ba kích tốt nhất, bạn nên ngâm rượu trong vòng 3 tháng trở lên sau đó hãy sử dụng.
- Khi ngâm trên 6 tháng, rượu sẽ êm và bớt gắt hơn nên uống sẽ dễ chịu và ngon hơn.
- Theo kinh nghiệm dân gian, ba kích ngâm rượu sẽ có chất lượng tốt nếu chúng ta đem chôn trong lòng đất một thời gian.
- Do đó, bạn cũng có thể hạ thổ để rượu ba kích có mùi vị ngon nhất.
- Đối với việc hạ thổ, bạn nên chọn loại rượu có nồng độ khoảng 47 – 50 độ và nên ngâm ít nhất 7 tháng để rượu cho hiệu quả tốt nhất.
- Đồng thời bình cần đậy thật kín để không là hư rượu.
Một số chứng bệnh thường dùng ba kích:
– Trị thận hư, di tinh, liệt dương: ba kích, thục địa, mỗi vị 12g, sơn thù du, kim anh, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.
– Trị thận hư, đái dầm: ba kích, thỏ ty tử, sơn thù du, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g sắc uống ngày một thang.
– Trị đau lưng mỏi gối: ba kích, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái bổ, đỗ trọng, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang, hoặc có thể ngâm rượu ba kích, như sau: Ba kích chế 1000g, trần bì (sao vàng) 50g, tiểu hồi 20g, rượu trắng 350 3 lít, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần, gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín. Tiếp tục lặp lại lần 2, lần 3 gộp dịch các lần ngâm. Có thể uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Có thể bạn quan tâm:Cây mú Từn Ngâm Rượu – Công dụng đặc biệt của cây mú Từn