Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất ? Kinh nghiệm du lịch Hà Giang Là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ muốn chinh phục Hà giang quan tâm. Hà Giang ở nơi địa đầu tổ quốc, cuốn hút lòng người với núi đá vôi hùng vĩ. Cao nguyên đá Đồng Văn huyền thoại bên bờ sông Lô, những cung đường uốn lượn, những ruộng bậc thang đẹp như tranh. Nhà vua mèo trầm mặc, phố cổ Đồng Văn. Và chợ tình Khâu Vai cho những mối tơ duyên dở dang.
Khi nhắc đến những cảnh dẹp này chắc chắn nhiều người sẽ sốt sắng lên kế hoạch để làm một chuyến đi du lịch Hà Giang cho mình phải không? Với những người chưa từng đến Hà Giang thì nên tham khảo trước những điểm đến và thời điểm nào để có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp nơi đây. Trong bài viết này, caonguyendafood.com sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất, kinh nghiệm du lịch Hà Giang cự kỳ hữu ích.
Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?
Hà Giang mùa nào cũng đẹp. Mỗi mùa mang một màu sắc đặc thù riêng vẻ đẹp riêng
Mùa xuân
Đến Hà Giang thời điểm những tháng đầu xuân là những lễ hội truyền thống ở Hà Giang . Bạn không chỉ được hòa mình vào không khí vui vẻ, sôi nổi. Được tham gia các trò chơi hấp dẫn như: Chọi trâu, lồng tồng, đua ngựa,… mà còn có cơ hội tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây nữa nhé. Thời điểm du lịch Hà Giang này được rất nhiều người quan tâm, không chỉ trong nước, mà cả những du khách nước ngoài cũng muốn tới đây để tham dự các lễ hội ở Hà Giang.
Vào khoảng tháng 3, là thời điểm đẹp nhất của Hà Giang với những vườn đào, mận có hoa nở rộ tràn đầy sắc xuân. Rừng mận, đào bạt ngàn sắc hoa trắng hồng như một bức tranh thuỷ mặc. Cả miền xứ sở được phủ sắc trắng hồng đan xen, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp dành cho du khách ngắm nhìn. Sẽ là thời điểm cho các bạn trẻ thích khám phá, cho những cặp vợ chồng sắp cưới những bộ ảnh cưới đẹp nhất.
Mùa hè
Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Mùa Hè?
Tháng 4 (vào tháng 3 âm lịch) là thời gian diễn ra chợ tình Khâu Vai Mèo Vạc .
Tham gia lễ hội bạn sẽ được hòa mình vào không gian sôi nổi, náo nhiệt, hình ảnh những chàng trai, cô gái đang xúm lại trò chuyện, tán tỉnh nhau. Chợ tình đặc biệt chỉ Hà Giang mới có và là lễ hội lớn nhất ở Hà Giang. Chợ tình chỉ diễn ra 1 ngày vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Trong ngày ngày nam nữ từ khắp nơi đổ về chợ tình gặp lại người thương xưa để tâm tình, trò chuyện, thậm chí có thể qua đêm với nhau. Mọi hoạt động trong ngày này đều được tha thứ. Ngày hôm sau ai lại về nhà người nấy và tiếp tục cuộc sống đời thường với người vợ/chồng hiện tại của mình.
Đến khoảng tháng 5, tháng 6 mùa nước đổ
là lúc người dân bắt đầu chuẩn bị cho vụ mùa mới. Thời gian này Hà Giang thực sự xinh đẹp quyến rũ với những ruộng bậc thang uốn lượn. Với đủ các sắc màu phản chiếu từ thiên nhiên xung quanh lên. Những thửa ruộng bậc thang ngập nước xinh đẹp, như được khoác lên mình 1 chiếc áo mới của thiên nhiên với nhiều màu sắc sặc sỡ. Với vẻ đẹp mộc mạc yên bình chính là điểm thu hút khách du lịch về với Hà Giang ngày một đông hơn.
Mùa Thu
Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Mùa thu?
Vào tháng 8,9 mùa lúa chín vàng. Những cánh đồng lúa đang chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng. Du khách tới đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang với một màu vàng óng, giống như khoác lên mình một chiếc áo dát vàng. Những bông lúa chín nặng trĩu, mùi thơm của lúa chín giúp bạn gợi lại những kí ức tuổi thơ. Không chỉ vậy, với vẻ đẹp nên thơ, khung cảnh mùa lúa chín ở Hà Giang đã được rất nhiều nghệ sĩ khắc họa và tạo thành những bức ảnh để đời.
Mùa đông
Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Mùa đông?
Vào Tháng 10- tháng 11 là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ. Với một màu tím khắp các sườn đồi, chân núi như một thảm tím trải rộng. Một màu tím rực , lãng mạn hoà cùng khí trời se lạnh nơi đây.
Tháng 12 mùa hoa cải. Bạn sẽ thấy toàn bộ khung cảnh nơi đây sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ của những cánh rừng hoa cải. Kết hợp với thời tiết lạnh giá, những màn sương mờ phủ kín vào buổi sáng sớm. tạo nên một khung cảnh thiên nhiên mờ ảo vô cùng ấn tượng. Đây sẽ là thời điểm tuyệt vời, giúp bạn có chuyến khám phá Hà Giang lý thú. Với sắc hoa tam giác mạch tím rực và màu vàng rực rỡ hoa cải xứng đáng cho câu hỏi Hà Giang mùa nào đẹp nhất?
Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc
Đi đến Hà Giang có rất nhièu cách, bạn có thể đi xe khách. Sau đó lên đên Hà Giang thuê xe máy hoặc ô tô riêng. Nếu muốn chủ động thời gian và cung đường đi ngay từ hà Nội thì có thể dùng ô tô riêng. Hoặc xe máy riêng đi từ Hà Nội để đến Hà Giang.
ĐI BẰNG XE KHÁCH (BUS)
Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang. Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang. Xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.
Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm 20h30 – 21 – 22h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe. Trở lại vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.
– Xe Hải Vân (Hà Nội – Tp Hà Giang), giờ xuất bến : Hà Nội 20h30 – Hà Giang 20h35
– Xe Hưng Thành (Hà Nội – Tp Hà Giang), giờ xuất bến Mỹ Đình: 8h30-10h05-10h15-14h30-19h30, Gia Lâm: 09h00-19h00.
– Xe Cầu Mè (Hà Nội – Tp Hà Giang). Giờ xuất bến : Hà Giang 8h20-10h30-21h00, Mỹ Đình 7h30-9h30-21h00.
ĐI PHƯỢT BẰNG XE MÁY, HOẶC ÔTÔ RIÊNG ĐẾN HÀ GIANG
Có thể chọn 1 trong 2 tuyến đường sau:
– Tuyến 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang. Tuyến đường này được nhiều người biết đến và cũng có khá nhiều xe qua lại.
– Tuyến 2: Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu – Phú Thọ – Đoan Hùng – Tuyên Quang. Từ TP Tuyên Quang đi tiếp đến Hàm Yên – Bắc Quang – Vị Xuyên – TP Hà Giang.
ĐI LẠI TẠI HÀ GIANG
Sau khi bạn lên tới Tp Hà Giang, bạn nên thuê xe máy. Hoặc xe tour ghép đoàn để đi khám phá hết các điểm du lịch của Hà Giang.
Thông thường du khách đi du lịch Hà Giang thường lựa chọn đi xe khách lên Hà Giang. Từ đêm hôm trước, ngủ đêm trên xe, đến khoảng 5h sáng hôm sau thì lên tới Tp Hà Giang. Khi đến Tp Hà Giang các bạn ăn sáng, rồi thuê xe máy đi 1 vòng từ Tp Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc, Cột cờ Lũng Cú, quay về Yên Minh rồi quay trở lại tp Hà Giang vì quãng đường từ Hà Giang lên Đồng Văn. Bạn sẽ đi qua hầu hết các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang.
Bạn cũng có thể thuê xe khách đi đoàn đông từ Hà Nội lên thẳng Đồng Văn (nghỉ ăn trưa ở Tp Hà Giang). Nhưng như thế sẽ bở lỡ rất nhiều thắng cảnh đẹp của Hà Giang trên đường đi.
Đặt khách sạn nhà nghỉ
Hà Giang hiện là điểm đến rất được ưa chuộng ở miền Bắc. Do đó, dịch vụ lưu trú cũng rất phát triển. Thông thường du khách tới đây sẽ nghỉ tại 2 điểm chính là Đồng văn và Mèo Vạc. Tại 2 điểm này, bạn có thể dễ dàng tìm được một khách sạn hay nhà nghỉ với giá cả hợp túi tiền.
Tuy nhiên với kinh nghiệm du lịch Hà Giang nếu đi vào mùa cao điểm như mùa lúa chín hay mùa hoa tam giác mạch. Thì bạn nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng khi đến đây.
Kinh nghiệm du lịch Hà Giang lịch trình 3 ngày 2 đêm
Ngày 1: Hà Nội – Hà Giang – Đồng Văn
– 06h15: khởi hành chuyến đi du lịch Hà Giang.
– 09h00: Dừng nghỉ ngơi và chụp hình đồi chè Tuyên Quang trên đường đi.
– 11h30: ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục đi Đồng Văn chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kỳ thú của Công viên địa chất Công viên đá Đồng Văn.
– 16h30: Đến bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất. Nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa Chuyện của Pao.
– 18h00: Đến thị trấn Đồng Văn, nhận phòng nghỉ, ăn tối. Buổi tối thăm quan phố Cổ Đồng Văn và nhâm nhi tách cafe phố Cổ. Nghỉ đêm tại Đồng Văn.
Ngày 2: Đồng Văn – Cột cờ lũng cú – Mã Pì Lèng – Yên Minh
06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và khởi hành đi Lũng Cú.
08h30: Thăm Cột Cờ Lũng Cũ. Nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam. Trên đường đi thăm Dinh thự Vua Mèo Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình Hoa Tam Giác Mạch tại khu vực Lũng Táo.
10h00: Thăm Dinh vua mèo Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn. Đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.
11h30: Ăn trưa tại Đồng Văn. Sau bữa trưa di chuyển đến Mèo Vạc.
13h30: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng. Chụp hình đèo cùng dòng sông Nho Quế nhìn từ trên cao giống như một dải lụa xanh mềm mại.
15h00: Dừng chân chụp hình tại cung đường đèo chữ M nổi tiếng tại Mèo Vạc.
17h00: Về đến thị trấn Yên Minh, nhận phòng nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối. Thăm thú phong cảnh Yên Minh về đêm. Nghỉ đêm tại Yên Minh.
Ngày 3: Yên Minh – Quản Bạ – Hà Giang – Hà Nội
06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và lên xe đi Quản Bạ. Trên đường đi Quản Bạ, dừng lại chụp hình hoa tam giác mạch tại khu vực khu vực Tráng Kìm. Gần thị trấn Quản Bạ (thường có hoa vào dịp tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm).
08h30: Thăm chợ phiên Quản Bạ vào sáng chủ nhật hàng tuần.
09h15: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên. Hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.
11h00: Ăn trưa tại thành phố Hà Giang.
19h00: về tới Hà Nội kết thúc chuyến đi Hà Giang 3 ngày 2 đêm
Món ngon ở Hà Giang
Cao nguyên núi đá Hà Giang không chỉ có cảnh vật hùng vĩ. Đến mê hoặc lòng người mà còn là thiên đường ẩm thực với những món ngon lạ và độc đáo.
Thắng Cố: Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả. Quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố. Uống vài bát rượu với bạn bè. Đồng bào Mông thường mang theo mèn mén, đến chợ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung.
Thịt trâu gác bếp: là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Tày, Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú Trâu, Bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.
Bánh cuốn Đồng Văn: Nơi miền đá lạnh Hà Giang. Người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”. Dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Chén nước chấm, bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bột ướt mỏng tang. Bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, nhận chìm tất cả trong chén nước tự pha chế. Rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.
Cháo Ấu tẩu: Đêm mùa đông lạnh lạnh. Lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn. Vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm…
Cơm Lam Bắc Mê: là một trong sản vật đặc sản của cùng đất Hà Giang. Món ăn này từ lâu đã được du khách đặc biệt yêu thích và lựa chọn làm quà về mỗi khi tới cao nguyên đá. Món ăn có hương vị ngon, hấp dẫn khó quên khi thưởng thức chúng chỉ một lần.
Rêu Đá: Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ.
Xôi ngũ sắc: Cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó, xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống. Mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường. Xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.
Thắng Dền: Lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền. Thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.
Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng. Được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.
Cam Vị Xuyên: Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng. Mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Vị Xuyên, thứ đến mới là chè. Có được điều đó là bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang.
Chè San Tuyết Hà Giang: Trà Shan Tuyết ( Chè Shan Tuyết ) hay còn được gọi là trà tuyết. Đây là loại trà đặc sản của các đồng bào tộc người Tày , Dao, Mông và là đặc sản của tỉnh như Hà Giang. Đặc điểm của trà shan tuyết là búp trà ( cánh trà ) rất to và mầu trắng. Dưới cánh trà phủ 1 lớp lông tơ mịn mầu trắng. Cây trà shan tuyết cổ thụ rất lớn , có khi vài người lớn vòng tay ôm. Mọc ở trên núi cao hơn 1200m , quanh năm mây mù và lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là rất lớn. Chính bởi có điều kiện tự nhiên thú vị như vậy nên đó là nét độc đáo tạo ra một hương vị trà shan tuyết cổ thụ thơm ngon.
Lạp xưởng gác bếp: Lạp xưởng ở Hà Giang có mùi của nắng vùng cao. Mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.
Mua gì làm quà khi du lịch Hà Giang
Hà Giang là nơi hội tụ khá nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Do đó với kinh nghiệm du lịch Hà Giang tại đây có khá nhiều những đồ lưu niệm và đặc sản đặc trưng để du khách có thể mua về làm quà cho bạn bè và người thân như: Gạo già Dui Xín Mần, Hồng không hạt (hồng Quản Bạ), Táo mèo, Cam Hà Giang, Bánh tam giác mạch, Chè San Tuyết, Cơm lam Bắc Mê, Mật ong bạc hà, Thịt trâu gác bếp, Rượu ngô…
Du khách có thể dễ dàng mua được những đồ này về làm quà ngay tại những phiên chợ vùng cao như:
– Chợ phiên Đồng Văn
– Chợ Mèo Vạc
– Chợ Xín mần
Ngoài ra, trên đường đi bạn cũng có thể mua được những thức quà này. Bởi người dân thường ngồi bên đường và bán những đồ do chính tay mình làm ra như rượu ngô, cam vườn nhà hay táo mèo.
Những lưu ý khi du lịch Hà Giang
Với kinh nghiệm du lịch Hà giang thì :
– Nếu đi xe máy bạn cần mang theo: giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe và giấy tờ), mua xăng dự trữ (chai 1,5l)và mượn đồ vá xe (bơm, đồ mở lốp, miếng vá, keo dán…) dự phòng từ chủ thuê xe. Bây giờ dịch vụ vá xe đã có ở hầu hết mọi đoạn đường, nhưng những thứ này rất rất cần thiết để dự phòng cho một chuyến đi xe máy an toàn.
– Quần áo: đi mùa đông nhất định bạn phải mang áo ấm, khăn, găng tay. Vì mùa đông ở Hà Giang rất lạnh, còn mùa hè cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Vùng cao khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.
– Giày: tốt nhất là giày leo núi hoặc giày đi bộ.
Có thể bạn quan tâm:
- Du lịch Hà Giang, Tự túc đi ngắm cảnh vùng Hoa Tam Giác Mạch
- Khám phá cung đường đèo Mã Pí Lèng, cung đường uốn lượn hiểm trở
- DỐC BẮC SUM ĐIỂM HẸN HÙNG VỸ TẠI HÀ GIANG